Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

Tổng hợp các phương pháp nhớ

I. Nguyên lý nhớ cơ bản
Sự liên tưởng-tưởng tượng
Liên tưởng những điều bạn muốn nhớ với những điều bạn đã biết sử dụng trí tưởng tượng của mình.



II. Kỹ thuật nhớ

1. Liên tưởng

2. Tưởng tượng

Bạn càng tưởng tượng phong phú bao nhiêu thì bạn càng nhớ tốt bấy nhiêu.

3. Phối hợp các giác quan
-Thị giác (Nhìn): tận dụng các màu sắc sặc sỡ
-Thính giác (Nghe)
-Khứu giác (Ngửi)
-Vị giác (Nếm)
-Xúc giác (Chạm)
-Cảm giác thể (khả năng nhận biết về vị trí của bạn trong không gian)

4. Chuyển động
Tưởng tượng các vật trong trạng thái hoạt động, biến các hình ảnh thành 3 chiều.

5. Óc khôi hài
Tạo ra những hình ảnh buồn cười và khác lạ nhất có thể.

6. Trật tự và trình tự

7. Số
Việc dùng số làm tăng tính hiệu quả cho nguyên lý trật tự và trình tự.

8. Ký hiệu
Sử dụng một hình ảnh giàu ý nghĩ thay cho một hình ảnh tẻ nhạt.

9. Hình ảnh tích cực
Các hình ảnh đẹp đều có tác dụng tích cực với trí nhớ.

10. Phóng đại

Tưởng tượng mọi thứ một cách thiếu cân đối.
Phóng đại số lượng, kích thước, màu sắc, âm thanh đối với tất cả những hình ảnh của bạn.

Ví dụ: hãy chú ý vào danh sách sau

Giường, cá, chậu hoa, quả dưa hấu, cây nến, chảo rán, quả cam, ô tô, con chó, váy.

Việc đầu tiên phải làm là hãy tưởng tượng ra một chiếc giường. Ngay lập tức hãy hình dung cái khung đẹm hay ga trải giường, bạn phải cố gắng hình dung ra một hình ảnh thật rõ nét.

Từ tiếp theo chúng ta cần nhớ là “con cá”, chúng ta sẽ tạo ra mối lien hệ giữa “chiếc giường”, là từ thứ nhất đã được ghi vào trí nhớ của ta, với từ thứ hai là “con cá”. Mối liên hệ giữa các hình ảnh phải thật khác lạ và buồn cười. ví dụ, hãy tưởng tượng một con cá KHỔNG LỒ, ĐẪM NƯỚC, VÀ BỐC MÙI HÔI THỐI đang nằm ngủ trên chiếc giường yêu quý của bạn. thật khủngkhiếp phải không?! Rất tốt. Đây là hình ảnh sẽ khiến bạnnhớ mãi.

Từ tiếp theo là “chậu hoa”. Bạn hãy tưởng tượng một con cá ngừ khổng lồ, đông lạnh đang bị mắc kẹt trong một chậu hoa nhà bạn. Đầu con cá thì cắm sâu trong đất còn đuôi của nó đang quẫy quẫy trong không trung. Thậm chí bạn còn có thể dùng tay “sờ” vào thân ướt nhẹp và nhầy nhụa của nó. Hãy cố gắng ngửi mùi của nó... Bạn đã hình dung được hình ảnh này trong đầu chưa? Chúng ta tiếp tục nhé! Tiếp theo là từ “quả dưa hấu”. Bạn hãy tạo ra mối liênkết mới giữa “chậu hoa” và “quả dưa hấu”. Hãy tưởng tượng thế này, bạn có một quả hình chậu hoa. Nó hình tròn,màu xanh, phía trên có một nắp mở, và toàn bộ phần ruột đỏ bên trong đã được bỏ đi. Bên trong nó thay vì có đất màu nâu để trồng cây cảnh, thì nó lại được trang trí bằng rất nhiều hoa. Nếu bạn muốn, hãy đặt chậu hoa kì lạ này bêncon cá.

Từ tiếp theo là “cây nến”. Chúng ta sẽ liên kết “quả dưahấu” với “cây nến”. Điều này thật đơn giản! Hãy tưởngtượng một cây nến dài bị mắc kẹt trong quả dưa hấu, haymột quả dưa hấu khổng lồ hình cây nến với sợi bấc ở trênđầu. Tất nhiên, đó chính là quả dưa sáp mà chúng ta đang nói.

Tiếp theo là từ “chảo rán”. Như đã nói, chúng ta sẽ liênkết nó với từ “cây nến”. Hãy hình dung một cây nến có tínhnghệ thuật dùng để rán trứng. Chúng ta lấy chảo rán, đặt nólên phía trên cây nến trong phòng khách và rán trứng. Hãytưởng tượng ngọn nến leo lét kia bỗng nhiên bùng cháy.

Chúng ta sẽ tiếp tục với từ “quả cam”. Hãy coi chiếcchảo rán như chiếc vợt tennis, dúng nó đánh cho hàng trămquả cam nảy khắp nơi. Hãy nhìn xem những quả cam đụngvào làm hư hỏng mọi thứ xung quanh ngôi nhà; một quả đụng vỡ bình hoa, một quả khác đập trúng chiếc đèn,...Bạn đừng cố gắng nhớ tất cả những từ đã đưa ra, màchỉ nên tập trung vào hình ảnh tôi đang miêu tả với bạn mà thôi.

Với từ “xe hơi” – hãy tưởng tượng bốn quả cam khổnglồ được dùng làm bánh xe của một chiếc Mercedes khácthường. Hãy để ý khi chiếc xe đang phóng trên đường vớibốn quả cam. Hãy chú ý đến sự khác biệt rõ ràng giữaquả cam được bơm căng lốp và thân xe màu bạc đượcthiết kế với phong cách uy thế.

Để liên kết từ “xe hơi” với “con chó”, hãy tưởng tượng cómột chú chó bun đang ngồi bên trong chiếc Mercedes vớimột chân trước đặt trên vô-lăng, còn chân trước kia ngẫunhiên đặt trên cửa ô tô. Bạn hãy chú ý đến vẻ mặt hợm hĩnhcủa chú chó này (hay bất kì con chó nào khác mà bạn muốn).

Chúng ta đi đến từ cuối cùng là từ “váy”. Hãy hình dungbạn đang đi trên đường, đột nhiên bạn nhìn thấy một chú chó béc-giê của Đức mặc một chiếc váy màu hồng xinhxắn. Chiếc váy đang bay bay trong gió (dường như nó bị khủng hoảng giới tính trầm trọng, nếu không nó đã mặcquần jeans như những chú chó khác vẫn mặc...).

Như vậy, chúng ta vừa hoàn thành xong danh sách. Bây giờ hãy xem bạn nhớ được những gì.




III. Các bước ghi nhớ

1. Tóm tắt những khái niệm, ý chính bẳng các từ chủ đạo

2. Tạo ra một chuỗi các từ chủ đạo bằng một câu chuyện liên tưởng
(sẽ được hỗ trợ bằng các phương pháp nhớ được trình bày dưới đây)

3. Sắp xếp thông tin một cách logic (theo nhóm và theo thứ tự thời gian)

4. Luôn nhắc lại và ôn luyện thường xuyên

IV. Các phương pháp nhớ
Các phương pháp dưới đây giúp bạn tạo ra hệ thống “móc treo” (memory peg) của riêng mình, sau đó sử dụng liên tưởng-tưởng tượng để gắn thông tin bạn muốn nhớ lên những “móc treo” này.
1. Phương pháp “Hình-số” (The number-shape system)
Thay thế mỗi số từ 1-9 bằng một hình ảnh có hình dạng tương tự, hoặc giúp bạn gợi nhớ đến chữ số đó.

Ví dụ
1: bút, cột, cây thông, cây nến, mũi tên

2: con thiên nga, ngỗng, vịt, cái móc áo

3: cái dĩa

4: cái cưa, con dao, lá cờ tam giác, bàn

5: bàn tay, dùi và trống

6: vòi của con voi, móc câu, gậy đánh golf

7: khẩu súng, boomerang

8: cặp kính, người tuyết, đồng hồ cát

9: vợt tennis, người phụ nữ mang bầu
Ví dụ

1-Laptop- Tưởng tượng có vô số mũi tên đang lao vun vút về phía laptop của bạn, bắn vỡ tan màn hình. Màn hình tắt phụt, bắt đầu xì khói. Bạn ngửi thấy cả mùi khói cháy khét, và khi chạm vào nó bạn thấy nóng muốn bỏng tay!

2. Kỹ thuật âm thanh tương tự áp dụng với số (The number-rhythm system)

Chọn hình ảnh đại diện cho mỗi số dựa trên những từ có cách phát âm gần giống.
Ví dụ (bản Việt hóa)
1: Cột, chốt
2: chai
3: ba, cha, ma
4: chồn ;

5: (hình) xăm
6: cáu, hàu, máu, sóc
7: gậy, cháy, mây
8: cám
9: phím

3. Kỹ thuật âm thanh tương tự áp dụng trong việc học từ vựng

Tìm một hoặc một vài từ thay thế có cách phát âm giống với từ bạn muốn học, sau đó tạo ra một câu chuyện để liên kết tất cả những hình ảnh của từ thay thế vào ý nghĩa của từ muốn học.
Ví dụ:

1.Poignant: nỗi đau sâu sắc
Chia từ trừu tượng thành nhiều âm tiết nếu cần. Âm “poig” phát âm giống từ “point” (mũi nhọn) và “nant” phát âm giống từ “nun” (bà sơ). Hãy tưởng tượng hình ảnh một mũi nhọn đâm vào bà sơ gây ra vết thương sâu đau đớn.

2. Exhort: khuyên bảo
Chia từ này thành hai âm “ex” và “hort”. “Ex” phát âm giống “axe” (cây búa) và “hort” phát âm giống từ “hot” (nóng). Tưởng tượng mỗi lần ba của bạn khuyên bảo bạn chuyện gì, ông cầm một cây búa có lưỡi nén được đun nóng đầy đe dọa để bạn chú ý đến.

3. Pumice: đá lửa
“Pumice” phát âm giống từ “pool” (hồ) và “mice” (chuột). Tưởng tượng một miệng núi lửa chứa đầy nước tạo thành hồ và có những con chuột đang bơi trong hồ.

4. Sử dụng chữ cái viết tắt

Ví dụ: ghi nhớ 7 liên từ trong tiếng Anh
FAN BOYS=

For
And

Nor

But

Or

Yet

So



5. Phương pháp “Căn phòng La Mã” (The Roman room system
)

Bước 1: Chọn ra 4 phòng trong ngôi nhà của bạn theo thứ tự (VD: phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng tắm)

Bước 2: tưởng tượng bạn đi vào trong các phòng này và liệt kê 5 đồ vật mà bạn thấy trong mỗi phòng, nên chọn những vật to lớn và tương đối nặng. Các đồ vật phải theo đúng thứ tự/ vị trí sắp xếp trong phòng và không được trùng nhau.

Bước 3: Luyện tập (sử dụng các kỹ thuật cơ bản để học thuộc lòng danh sách này)


1. Đọc thật to đồ vật đầu tiên trong danh sách, nhắm mắt lại và hình dung ra từng chi tiết của nó.
làm tương tự với các đồ vật còn lại.

2. Đọc danh sách các đồ vật được liệt kê chậm rãi theo nhịp điệu

3. Lặp lại bài tập trên nhưng bắt đầu từ đồ vật cuối cùng ngược lại

4. Tiến hành bài tập trên với tốc độ nhanh hơn: nhẩm tên đồ vật cuối cùng rồi nhắm mắt lại và hình dung ra nó, làm tương tự đối với các đồ vật còn lại.

5. Bắt đầu chuyến du lịch trong ngôi nhà của bạn  đi vào phòng số 1, nhìn vào bên trong, hình dung ra đồ vật đầu tiên mà bạn nhìn thấy và nói thật to tên đồ vật đó. Làm tương tự cho đến hết danh sách.

6. Lặp lại bài tập trên nhưng bắt đầu từ đồ vật cuối cùng ngược lại

7. Bắt đầu lướt qua từng đồ vật một cho đến hết, không cần đọc to tên của chúng.



6. Phương pháp lộ trình (phương pháp Loci)

Tương tự như phương pháp Roman Room, ở đây bạn đặt ra một hành trình tưởng tượng với những điểm mốc dọc đường. Phải hình dung ra cuộc hành trình đó từ trước để sử dụng kỹ thuật một cách hiệu quả. Những điểm mốc phải hoàn toàn rõ ràng trước khi bạn “mắc” bất cứ thông tin nào lên chúng.

Ví dụ

1. Cửa chính

2. Ghế ở công viên

3. Một cái ao

4. Một cái cây to

5. Một ngôi trường

6. Một quầy bán hoa

7. Một cây cầu

8. Một đài phun nước

Danh sách việc cần làm

1. Cho chó uống thuốc

2. Xin bác sĩ một cuộc hẹn

3. Đi làm tóc

4. Trả tiền điện

5. Mua sữa

6. Mua thiệp sinh nhật

7. Giặt giũ

8. Gửi thư

Áp dụng

1 Cửa chính: Tưởng tượng một con chó đang bị băng chân ngồi trên bậc thềm cửa

2 Ghế ở công viên: Tưởng tượng một người đàn ông ngồi trên ghế ở công viên, đeo một ống nghe quanh cổ

3 Một cái ao: Trong cái ao có một con vịt với kiểu tóc thổ dân da đỏ sặc sỡ đang bơi

4 Một cái cây to: Một cái cây to bị sét đánh

5 Một ngôi trường: Thầy giáo đang vẽ một con bò trên bảng đen

6 Một quầy bán hoa: người phụ nữ ở cửa hàng đang đội chiếc mũ hình bánh sinh nhật

7 Một cây cầu: Chiếc thuyền đi dưới cầu với cánh buồm được tạo ra từ những mảnh quần áo chắp lại

8 Một đài phun nước: đài phun nước đang phun ra những lá thư

7.Hệ thống ghi nhớ sử dụng các bộ phận trên cơ thể (Body-peg memory system)

Ví dụ: Danh sách mua sắm

1. Bóng đèn

2. Một gói quà

3. Một bó hoa

4. Tàu hỏa đồ chơi

5. Tờ quảng cáo du lịch

6. Phong bì

7. Cái bơm xe đạp

8. Móc treo quần áo

9. Máy in

10. Dầu máy ô tô

Áp dụng

1 Bóng đèn: Tưởng tượng có một bóng đèn lớn gắn trên đầu của bạn

2 Một gói quà: Tưởng tượng mũi của bạn được quấn bằng những gói màu sặc sỡ, đầu mũi có them cái nơ

3 Một bó hoa: tưởng tượng rất nhiều hoa đang nở trên vai bạn. Bạn có ngửi thấy mùi thơm của hoa không?

4 Tàu hỏa đồ chơi: Tưởng tượng chiếc vòng cổ của bạn là một đường ray mà trên đó mô hình tàu hỏa đang hú còi chạy quanh cổ bạn.

5 Tờ quảng cáo du lịch: tưởng tượng quấn quanh người bạn là những tờ quảng cáo du lịch

6 Phong bì: tưởng tượng bạn đang giữ thăng bằng cho hai chồng thư khổng lồ trên hai cánh tay, cố gắng không làm đổ chồng nào.

7 Cái bơm xe đạp: tưởng tượng bạn dùng cái bơm xe đạp xuyên qua bụng để bơm bao tử của mình lên

8 Móc treo quần áo: tưởng tượng các móc treo quần áo đang móc vào đai quần của bạn

9 Máy in: tưởng tượng bạn đang giữ một chiếc máy in giữa hai đầu gối, lắng nghe âm thanh nó phát ra, hãy nhìn những tờ giấy bay xuống đất.

10 Dầu máy ô tô: tưởng tượng bạn đang đứng trên một vũng dầu.

8. Hệ chính (The Major system)

Hệ chính được Stanislous Mink von Wennsshein phát minh vào giữa thế kỷ 17. Mục đích của ông là tạo ra một hệ thống trí nhớ có công dụng chuyển số thành mẫu tự và ngược lại. Để chuyển số thành mẫu tự, Hệ chính có một bộ mã tự đặc biệt.

Bộ mã tự đặc biệt (tiếng Anh)

0= s,z, c mềm (âm /s/, /z/)

1=T, D

2=N

3=M

4=R

5=L

6= J, SH, CH mềm, DG, G mềm (âm /ʤ/, /ʃ/, /Ʒ/)

7= K, G cứng, CH cứng, ng, qu (âm /k/, /g/,/ŋ/, /kw/)

8=F, V

9=B, P
Cách ghi nhớ hệ chính

0 Hãy nhớ “z” là từ đầu tiên của “zero” (số 0)

1 T và D đều có 1 nét gạch đi xuống

2 N có 2 nét gạch đi xuống

3 M có 3 nét gạch

4 Tưởng tượng chữ cái R và số 4 quay lưng dính vào nhau

5 Một bàn tay với 5 ngón xòe ra, ngón trỏ và ngón cái tạo thành hình chữ L

6 J là hình ảnh phản chiếu của số 6

7 tưởng tượng chữ cái K giống như 2 số 7 dính vào nhau

8 Chữ F khi viết thường có 2 thòng lọng giống số 8

9 P và B là hình ảnh phản chiếu của số 9

Các mẫu tự còn lại được dùng để “lấp đầy” tạo thành từ có nghĩa.
Ví dụ: 11= DaD, 35= MaiL
Bộ mã tự đặc biệt (được Việt hóa)

0= (chữ cái) s,x

1=T

2=N

3=M

4=R, Q

5=L

6=G

7=K, C

8=V, Đ, D

9=P, B

Hệ chính 100 bao gồm các số từ 0-99 và các từ đại diện tương ứng, đây là những Từ Khóa Hình Ảnh Dễ Nhớ thường dùng của bạn. bạn có thể tạo ra những từ này bằng cách sử dụng mẫu tự tương ứng với số, thêm 1-2 nguyên âm vào giữa các mẫu tự để tạo thành từ có nghĩa.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1022x442.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1024x285.


Ma trận nhớ chủ đạo tự nâng cao
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1023x393.


Ma trận nhớ chủ đạo tự nâng cao cho phép bạn mở rộng rất nhanh từ 100-10000 bằng cách sử dụng các nguyên lý nhớ.

Để tạo hệ 1000 (0-999) bạn dùng Hệ 100 cơ bản và lặp lại ở các khía cạnh thị giác khác nhau.

Để tạo hệ 10000, bạn sử dụng hệ 100 cơ bản theo nhiều cách khác nhau và phối hợp từng giác quan cùng các dữ kiện cơ bản từ thế giới tự nhiên.
Cách thức lập Ma trận nhớ chủ đạo tự nâng cao

100-999: thị giác

1000-1999: thính giác

2000-2999: khứu giác

3000-3999: vị giác

4000-4999: xúc giác

5000-5999: cảm giác

6000-6999: động vật

7000-7999: chim

8000-8999: cầu vồng

9000-9999 Thái Dương hệ

9.Sơ đồ tư duy (Mindmap)

Sơ đồ tư duy là công cụ ghi chú và ghi nhớ do Tony Buzan phát minh.

Các bước vẽ sơ đồ tư duy

Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm

Quy tắc

-Bạn cần phải vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các ý khác

-Bạn có thể tự do sử dụng tất cả màu sắc mà bạn thích

-Bạn không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề

-Bạn có thể bổ sung từ ngữ vào chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng

-Chủ đề nên được vẽ to cỡ 2 đồng xu “5000đồng”

Bước 2: Vẽ các tiêu đề phụ

Quy tắc

-Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên các nhánh dày để nổi bật

-Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm

-Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc

Bước 3: trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết phụ

Quy tắc

-Chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh

-Bất cứ lúc nào có thể, hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian

-Mỗi từ khóa/ hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa

-Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm

-Tất cả các nhánh tỏa ra từ một điểm (thuộc cùng một ý) nên có cùng một màu

-Thay đổi màu sắc khi đi từ một ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn

Bước 4: Thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ tốt hơn.


link download hệ chính 100 và ma trận nhớ chủ đạo tự nâng cao http://www.mediafire.com/?kzddkzo9s5uwc
Tổng hợp từ các sách:

Master your memory (Làm chủ trí nhớ của bạn)- Tony Buzan

Use your memory (Sử dụng trí nhớ của bạn)- Tony Buzan

Secrets of a super memory (Bí mật của một trí nhớ siêu phàm)- Eran Katz

Jerome becomes a genius- Eran Katz

I'M gifted, so are you (Tôi tài giỏi, bạn cũng thế) - Adam Khoo

Tối ưu hóa trí thông minh- Tony Buzan
DOWNLOAD
Tony Buzan Use your head 
http://www.mediafire.com/download.php?gnd04jnmide
Tony Buzan Use your memory http://www.mediafire.com/download.php?ogggyniztnt
Tony Buzan Speed memory http://www.mediafire.com/?nm1iywztyk5
Tony Buzan the mind map book 
http://www.mediafire.com/download.php?ivyqtzdzn2y
Tony Buzan The speed reading book
www.mediafire.com/?rmntylkzi3y
 Nguon :http://vozforums.com/showthread.php?t=2885998

0 nhận xét:

Đăng nhận xét